Sáng ngày 14/8/2020, phòng GD&ĐT quận Thanh Xuân tổ chức xét tặng giải thưởng “Nhà giáo Thanh Xuân tâm huyết, sáng tạo” năm học 2019-2020. Chủ tịch Hội đồng xét tặng giải thưởng: Đồng chí Phạm Gia Hữu - QUV, Trưởng phòng GD&ĐT. Cùng dự và tham gia Hội đồng xét tặng có TS. Nguyễn Ngọc Ân - Phó Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, TS. Trần Thị Thu Hà - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân; đồng chí Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn các trường và 08 nhà giáo tham dự vòng chung khảo.
Đến với vòng chung khảo, cô giáo Đỗ Thúy Nga – Giáo viên bộ môn Vật Lý, đã trình bày các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học “Sử dụng thiết bị, đồ dùng hiện có kết hợp với đồ dùng tự làm trong giảng dạy môn Vật lí lớp 6” mang lại hiệu quả trong các tiết dạy, cụ thể như sau:
- Đáp ứng nhu cầu đổi mới dạy học, phát huy tính tích cực, tự tin và sáng tạo của học sinh:
+ Học sinh chủ động tham gia vào các khâu từ đề xuất các dự đoán, các ý tưởng thực nghiệm, lựa chọn các thiết bị đến việc tiến hành các thí nghiệm.
Vì là học sinh đầu cấp nên ban đầu học sinh còn lúng túng, bỡ ngỡ, không tự tin với bộ môn Vật Lý. Khi học sinh được tiến hành các thí nghiệm với đồ dùng dạy học nhiều hơn, học sinh dần dần tự tin, tích cực và hứng thú hơn. Như vậy, khi học sinh được sử dụng đồ dùng học tập, đặc biệt là đồ dùng tự làm gần gũi với thực tế thì việc tổ chức dạy học đã phát huy được tính tích cực của học sinh
Học sinh rất hào hứng với đồ dùng dạy học tự làm
( mô hình nhà cao tầng sử dụng pa – lăng để kéo vật liệu lên cao)
Học sinh rất hào hứng với đồ dùng dạy học tự làm
( mô hình dàn nghiêng rích rắc mô tả cách kéo đá xây Kim Tự Tháp)
Học sinh sáng tạo trong thí nghiệm đo độ lớn lực kéo
+ Học sinh tự tin thể hiện ý kiến, quan điểm của mình.
Sự tự tin của học sinh được thể hiện rõ trong buổi học. Khi trình bày bài báo cáo, ban đầu các nhóm rất khó khăn khi cử người lên báo cáo (thường là nhóm trưởng), nhưng khi trực tiếp làm thí nghiệm theo phương án đã đề xuất thì kể cả những học sinh được cử lên báo cáo hoặc nhận xét cũng đã biết tự tin hơn khi trình bày
Học sinh tự tin báo cáo trước lớp
+ Học sinh tích cực chủ động trong các hoạt động
Học sinh tích cực tham gia hoạt động nhóm
+ Thái độ làm việc: Độc lập khi làm việc cá nhân, nghiêm túc và làm việc có hiệu quả khi thảo luận nhóm, chú ý theo dõi bài.
Học sinh tự giác và độc lập khi làm việc cá nhân
Học sinh rất chú ý khi tiếp thu bài.
Sau khi dạy học theo phương pháp thực nghiệm sử dụng các thiết bị dạy học hiện có kết hợp với đồ dùng tự làm trong giờ lên lớp như đã nêu ở trên, các em học sinh đã biết dự đoán có căn cứ, đưa ra phương án thí nghiệm và tự tay tiến hành thí nghiệm và từ đó hoàn thành tốt mục tiêu của thí nghiệm nói riêng và bài học nói chung. Đồng thời các em rất hứng thú khám phá khoa học bộ môn, yêu thích bộ môn. Một tác dụng lớn hơn cả là thông qua việc thường xuyên được thí nghiệm, các em đã được phát huy trí tưởng tượng, óc quan sát, và tiếp nhận kiến thức hoàn toàn tự nhiên chứ không phải là áp đặt hay nhồi nhét. Từ đó, học sinh dễ dàng hơn khi vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Thật vinh dự khi các giải pháp dạy học cô giáo Đỗ Thúy Nga đã được Hội đồng xét duyệt đánh giá cao và được xếp đạt giải Nhì tấm gương “Nhà giáo Thanh Xuân tâm huyết, sáng tạo” năm học 2019 – 2020.
Đ/c Nguyễn Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân
tặng giải Nhì “Nhà giáo Tâm huyết, sáng tạo” năm học 2019 - 2020.