Hiện nay, ngộ độc thực phẩm là vần đề hết sức phức tạp và đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đời sống của con người.
Để giúp các thầy cô giáo và các em học sinh hiểu hơn về ngộ độc thực phẩm và có thể tự phòng ngừa bệnh.Hôm nay, tôi xin gửi đến các thầy cô và các em học sinh một số biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:
1. Những điều cân chú ý đề phòng ngộ độc thực phẩm
- Rửa tay trước khi ăn, nhất là khi ăn cầm bằng tay.
- Chỉ uống nước chín (đun sôi để nguội), hoặc đã qua thiết bị lọc.
- Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.
- Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc.
- Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ hộp phồng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo. sữa, nước giải khát trong hộp giấy bị phơi ngoài nắng dù còn hạn sử dụng; không dùng nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu, đục, có cặn.
- Phòng vi khuẩn nhân lên trong điều kiện môi trường: thức ăn chín để qua bữa quá giờ nếu không không được bảo quản lạnh (dưới 10°C), phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.
- Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói và hàng hết hạn sử dụng.
- Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách xa nguồn nước sạch và không có tủ kính che đuổi ruồi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vĩa hè)
2. Biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm
10 nguyên tắc vàng của who về an toàn vệ sinh thực phẩm
* Nguyên tắc 1: Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi.rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
* Nguyên tắc 2: Nấu chín thức ăn bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70° C.
* Nguyên tắc 3: Ăn ngay sau khi nấu vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
* Nguyên tắc 4: Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60° C hoặc lạnh dưới 10° C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
* Nguyên tắc 5: Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.
* Nguyên tắc 6: Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
* Nguyên tắc 7: Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
* Nguyên tắc 8: Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
* Nguyên tắc 9: Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn… Đó là cách bảo vệ tốt nhấy. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
* Nguyên tắc 10: Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Trên đây là nội dung phổ biến những kiến thức cơ bản trong việc thực hiện an toàn thực phẩm. Mong các thầy cô giáo và các em học sinh chú ý thực hiện các điều đơn giản về vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên để đảm bảo sức khoẻ cho chính mình.